Phần 1: Cash is King????
Dạo gần đây Vũ có nghe nhiều người lên facebook hô hào TIỀN MẶT LÀ VUA, CASH IS THE KING v.v… Nào là đây không phải giai đoạn mua bds, mua vàng hay CK sẽ lời hơn. Vậy hôm nay xin gửi tới mọi ng 1 chút khái niệm và mối liên quan giữa 2 loại hình này. Lưu ý vì bài viết khá dài nên sẽ chia làm nhiều kỳ
1. BDS
Bất Động Sản luôn là tài sản có giá trị lớn và mang tầm quan trọng trong các tài sản của mỗi quốc gia. Tỷ trọng Bất Động Sản trong tổng số của cải luôn chiếm từ 20% đến 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước (ở những bài sau mình sẽ nói rõ hơn về con số này). Như vậy, thị trường Bất Động Sản là một thị trường quan trọng của nền kinh tế vì nó liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn về quy mô, tính chất cũng như giá trị về các mặt trong nền kinh tế quốc gia.
2. TTCK
Người ta thường nói Phong vũ biểu của một nền kinh tế chính là thị trường Chứng Khoán. Nơi phản ánh mọi kỳ vọng và sức khỏe của nền kinh tế của một Quốc gia
Hai thị trường này ở đó, một nắm giữ những khối tài sản quan trọng của quốc gia, một chỉ rõ những chỉ số tài chính đo lường sức khỏe nền kinh tế. Và 2 thị trường này có mối liên quan chặt chẽ vs nhau
Bất Động Sản là tài sản có giá trị lớn, nên mọi giao dịch đầu tư kinh doanh Bất Động Sản đòi hỏi một lượng vốn lớn và lượng vốn đó sẽ được huy động từ thị trường vốn, một trong số đó là thị trường Chứng Khoán. Đó cũng là lý do thị trường CK luôn đi trc một bước so với thị trường bds. Chúng ta cùng điểm lại những sự kiện tính từ năm 2006 trở đi
• Giai đoạn những năm 2006-đầu năm 2007
Giai đoạn này thị trường Bất Động Sản đang ở trong tăm tối của thời kì đóng băng lần thứ 2 thì thị trường CK chạm ngưỡng 300 điểm đầu năm 2006, và luôn giữ mức 1000 điểm đầu năm 2007. Cơn sốt CK đã tỏa hơi nóng làm tan băng thị trường Bất Động Sản. Sau cơn sốt chứng khoán đó, số tiền kiếm được của các doanh nghiệp là không nhỏ, bỗng các doanh nghiệp trở nên hưng phấn, nhu cầu về văn phòng, về chỗ làm việc khang trang để QC thương hiệu của mình tăng lên. Từ đó phân khúc mặt bằng văn phòng cho thuê và mặt tiền nhà phố bắt đầu tăng trưởng mạnh. Chưa dừng lại ở đó, các cán bộ công nhân viên, những người làm công ăn lương, với việc sở hữu vài tỷ tiền mặt từ cổ phiếu chỉ qua một động tác đặt lệnh, cũng sẵn sàng bỏ tiền vào thị trường Bất Động Sản để mua cho mình căn nhà mà với mức thu nhập cũ thì họ phải cần…hơn 100 năm mới mua được. Kết quả là trong gian đoạn 2006-2007, thị trường Chứng Khoán và thị trường Bất Động Sản sôi động, tấp nập chưa từng thấy trong lịch sử. Cổ phiếu tăng đều, liên tục trong năm 2007 và 2 tháng đầu năm 2008, giá cổ phiếu gia tăng chóng mặt, điểm TCK có lúc lên đến 1200đ khiến ai tham gia cũng thắng.
Giai đoạn này có rất rất nhiều người mua đâu thắng đó, sau khi có tiền lại đổ vào bds như 1 kênh tích sản hiệu quả và an toàn. Xu thế đám đông và kỳ vọng thị trường đã kéo cả 2 phát triển song song và dòng tiền xoay chuyển liên tục trong 2 thị trường này
Năm 2007- 2008, khi chỉ thị 03 của NHNN tung ra, quy định hạn chế cho vay chứng khoán, nhằm kìm lại sự tăng trưởng quá nóng của TTCK, và sau đó sự sụp đổ hệ thống tài chính toàn cầu. Thị trường chứng khoán lúc này trở nên xuống dốc thảm hại. Các nhà đầu tư CK phải bán tống bán tháo chứng khoán và tìm một kênh khác để tích sản hay gửi vốn (Ngân hàng lúc này là 1 lựa chọn tồi vì lãi suất giảm và sự lo ngại sụp đổ hệ thống tài chính).Và sự lụa chọn tối ưu nhất lúc này là BDS. Lúc này gần như toàn bộ dòng vốn đầu tư tự do trên thị trường chảy hoàn toàn vào BDS. Sự gia tăng bất ngờ về vốn đã đẩy TTBDS vào sự điên rồ chưa từng có trong lịch sử trc đây, vs sự tham gia của những ng mới giàu thì lúc này phân khúc cao cấp đang là sự lựa chọn hàng đầu… Và sự điên rồ này chấm dứt vào tháng 4 năm 2008
PHẦN 2: Vỡ bong bóng bds năm 2008
Câu chuyện của nền kinh tế và 2 thị trường vẫn chưa dừng lại ở đó. Năm 2008 được đánh giá là một năm bất thường của thị trường Chứng Khoán và thị trường Bất Động Sản. Với thị trường Bất Động Sản, sự tăng trưởng nóng, theo phong trào, vẫn tiếp diễn, nhưng nó đã đi tới thời điểm đỉnh cao. Bong bóng bắt đầu vỡ khi chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng tháng 4/2008, các ngân hàng bị cắt nguồn cung, làn sóng tháo chạy bắt đầu, giá tụt dốc không phanh, thị trường Bất Động sản rơi vào cảnh lao đao, có lẽ còn bi đát hơn cả Chứng Khoán cuối năm 2007. Còn với thị trường Chứng Khoán, sau quá trình giảm điểm cuối năm trước, với mức điều chỉnh thuộc loại mạnh nhất trên thị trường toàn cầu nửa đầu năm 2008, thị trường Chứng Khoán Việt Nam đã tìm lại được sự cân bằng vào tháng 7 và tháng 8 năm 2008. Nhưng vào ngày 15/9/2008 sẽ luôn được nhớ tới như là một ngày “kinh hoàng” của nền kinh tế Việt Nam khi bước ngoặt Lehman Brothers ở Mỹ xảy ra, khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu bắt đầu, giống như một cú knock-out cuối cùng khiến 2 thị trường tụt dốc k thể cản dc. Cả 2 thị trường đều lâm vào suy thoái nặng nề.
Khi nền kinh tế thế giới đang được dự đoán là hồi phục thì cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra năm 2009, một lần nữa gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam trở nên suy giảm trầm trọng, và 2 thị trường Bất Động Sản và Chứng Khoán cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Những ngày tháng đó, tồn kho, nợ xấu Bất Động Sản lớn chưa từng có trong khi Chứng Khoán liên tục chứng kiến những lần chạm đáy mới.
Thị trường Bất Động Sản và thị trường Chứng Khoán trải qua những tác động tiêu cực như vậy đã trở nên trì trệ và trở nên kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trong một thời gian dài (đến thời điểm 2011-2012). Đã có những lần có những cơn sốt nhẹ xảy ra, tạo kì vọng cho sự hồi phục nhưng vẫn k đủ vực dậy nền KT. Một hiện thực phũ phàng được phơi bày rằng sự suy thoái đã bộc lộ những sự thật về 2 thị trường cũng như hệ thống tài chính và cả nền kinh tế : tăng trưởng bong bóng, đi vay nhiều, đòn bẩy dài, đầu tư theo hiệu ứng bầy đàn, các ngân hàng hám lợi, quản lý của Nhà Nước yếu kém… Đó mới chính là những vấn đề thực sự của các thị trường của những năm này
Đến năm 2013 2014 một vòng quay mới lại bắt đầu….
Phần 3: giai đoạn 2014 đến 2020 Bùng nổ và suy thoái
- Sau biến động lớn năm 2009 đến năm 2012. Cả 2 thị trường CK và BDS đã dần tách biệt, một lượng lớn nhà đầu tư không chuyên đã bỏ hẳn thị trường CK mà chuyển sang thị trường BDS. Lý do là sự rủi ro trong TTCK lúc này quá lớn, để tồn tại trên TT này cần quá nhiều kiến thức và may mắn…..
- Bắt đầu từ những năm 2013 nề kinh tế dần hồi phục và hệ số tích lũy dần tăng lên. Bên cạnh đó là hàng loạt chính sách, luật đất đai ra đời và lãi suất tiền gửi NH giảm mạnh khiến dòng vốn trên thị trường tìm kiếm 1 kênh đầu tư và gửi tiền ít rủi ro + lợi nhuận cao, điều này bắt đầu giúp TT BDS trở lại vô tiền khoáng hậu
- Năm 2015 là năm bản lề của TT BDS thì các báo cáo của Savill VN chỉ ra rằng trong năm này lượng GD BDS tại các TP lớn tăng khoảng 1,5 lần và giá cả nhà phố trung tâm tăng 15 đến 20%
- Năm 2016 là một năm sôi động hơn hẳn khi Luật nhà ở chính thức đi vào hoạt động (Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực từ 01/07/2015), và rát nhiều dự án dc thông qua. Đây cũng là năm ghi nhận sự bùng nổ của các dự án Condotel tại VN. Cũng trong năm này bắt đầu xuất hiện sự phân hóa của các dòng sản phẩm, sự lệch pha cung cầu bắt đầu diễn ra, và nhà ở XH hay đất nền giá trị thấp rất ít dc đầu tư, Nguồn tín dụng Ngân hàng và vốn xã hội đều rót vào các loại hinh trung và cao cấp
- Từ năm 2017 đến đầu 2019 là giai đoạn vàng son của TT BDS Toàn Quốc có vô vàn dự án BDS hay các chủ đầu tư v.v… Và giá sản phẩm BDS giai đoạn này tăng phi mã từ 50 đến 300%
- Từ tháng 4 năm 2019 đến giữa năm 2020 BDS rơi vào suy giảm mạnh cả về giá tại một số khu vực ( trung binh 1 dự án đất nền tại Đà Nẵng mất khoảng 30 đến 40%) và thanh khoản. Các giao dịch diễn ra rất ít và k có nhiều dự án dc thông qua chủ trương đầu tư….
Phần 4: Sự điên rồ trong dịch bệnh và các nút thắt tháo gỡ (mai viết tiếp nhé mọi người)
ĐẦU TƯ BDS ĐẤT NỀN NGẮN HẠN
I/ Trước tiên cần xác định các yếu tố sau:
1. Mục đích đầu tư bất động sản:
- Gia tăng số lượng tài sản
2. Công cụ đầu tư:
- Tài chính (vốn nhàn rỗi, vốn vay mượn, vốn thế chấp)
- Tài chính sinh ra trong suốt quá trình đầu tư
- Thông tin thị trường
- Chính sách và các gói đầu tư công của CQST
- Quyết đoán
- Tầm nhìn xa
- Xác định thu nhập ròng của bản thân suốt vòng đời sản phẩm để cơ cấu và quản trị tài chính cá nhân để tránh trường hợp tiền chồng tiền
II/ BẮT ĐẦU ĐẦU TƯ
1. MUA BDS
- Chọn thị trường có tính thanh khoản cao.
- Chọn phân khúc phù hợp nhu cầu thị trường tương lai ( tương lai chứ không phải hiện tại )
- Dò đáy
- Chọn môi giới tận tâm nhưng phải có TẦM (ở đây là sự nhạy bén với thông tin và dòng tiền đổ vào thị trường) để resale sản phầm
- Xác định vị trí BDS (cái này cực quan trọng trong việc thanh khoản)
- CHỐT MUA
2. Khác với những môi giới khác Vũ luôn tư vấn sau khi mua BDS là xác định vùng cutloss ( vùng cắt lỗ, tầm 7 đến 10%) Nếu sau khi mua BDS mà giá BDS giảm đến đó thì Vũ luôn khuyến nghị bán ra. Sau khi xác định Vùng cutloss ta tiếp tục xác định anticipated profit (lợi nhuận dự kiến)
III/ GIAI ĐOẠN RESALE:
1. TẠI SAO PHẢI XÁC ĐINH CUTLOSS:
- Nguyên tắc trong đầu tư là tối ưu hóa dòng tiền để gia tăng số lượng tài sản. Để dễ hình dung Vũ dùng 1 ví dụ thế này:
- Vũ có 3ty và mục đích của Vũ là mua 1 lô đất. Khi Vũ mua vào NHƯNG VÌ NHỮNG LÝ DO BẤT KHẢ KHÁNG thị trường bắt đầu suy giảm tầm 3-7%/tháng, sau đó Vũ bán lô đất của Vũ với giá 2ty9 lỗ 100tr. Nhưng khi lô đất đó tiếp tục xuống mức giá 2ty1 và đứng ở đó suốt vài tháng Vũ lại mua vào thì lúc này Vũ có 1 lô đất (đúng mục đích ban đầu nhưng thừa lại 800tr). Nếu bạn đầu tư số tiền lớn hơn thì khoản thừa đấy sẽ giúp bạn gia tăng thêm 1 phần tài sản
- Nghe rất dễ dàng phải không? Nhưng sự thật khi chúng tac bắt đầu vào làm chúng ta sẽ cần rất nhiều thông tin và sự quyết đoán vì lý do là mọi người sợ lỗ và do lòng tham nữa :))
2. TẠI SAO XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN DỰ KIẾN?
- Điều này ảnh hưởng bởi lòng tham, ưu tiên của đầu tư là phải thanh khoản nhanh để thu hồi vốn chờ 1 nhịp sóng sau. Nếu bạn quá tham và muốn thanh khoản ở giá đỉnh sóng thì khả năng rất cao bạn sẽ bị kẹt vốn và dòng tiền bị nghẽn và bạn mất cơ hội ở các vùng sóng sau
3. Sử dụng Ân han gốc vĩnh viễn (tìm đọc trên diễn đàn)
Mỗi Năm BDS đà nẵng (nơi mình sống và làm việc) có khoảng 2 - 3 đợt sóng và mình cũng thường đầu tư kiểu này.
Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm cá nhân
Đầu tiên mình gửi đến các bạn tình hình kinh tế của TP Đà Nẵng năm 2019
Năm 2019, GRDP Đà Nẵng đạt mức tăng 6,47%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 7 năm trở lại đây (từ 2013 đến nay). Với mức tăng này, Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng GRDP thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tỷ lệ vốn đầu tư trên GRDP đang dần thu hẹp, năm 2019 đạt 36,4%, thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2019.
Quy mô toàn nền kinh tế ước đạt hơn 109 nghìn tỷ đồng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 95,7 triệu đồng/năm. Cơ cấu giá trị tăng thêm có xu hướng dịch chuyển từ công nghiệp – xây dựng sang khu vực dịch vụ. Đây cũng là 2 lĩnh vực chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị tăng thêm của năm 2019. Cụ thể, khu vực dịch vụ chiếm 64,35% trong GRDP (năm 2018 là 63,21%), khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 22,41% trong GRDP (năm 2018 là 23,52%).
Năm 2019, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ đạt 7.081 nghìn lượt, tăng 22,2% so với 2018, tính riêng khách quốc tế 2.166 nghìn lượt. Đây là năm lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng cao nhất từ trước đến nay.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng chậm, chỉ số IIP năm 2019 đạt mức thấp nhất giai đoạn 2016 - 2019. Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp 4,22% (2018 là 8,81%). Trong đó ngành công nghiệp chủ chốt là chế biến, chế tạo cũng chỉ đạt 3,88% (2018 là 9,31%); ngành khai khoáng đạt mức tăng trưởng âm (giảm 0,58%); cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải đạt 13,38% cao nhất toàn ngành công nghiệp.
Vốn đầu tư thực hiện năm 2019 ước đạt 39.712 tỷ đồng tăng 2,84% so với 2018. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 28.170 tỷ đồng, tăng 3,5% so với 2018. Tổng chi ngân sách đạt 24.372 tỷ đồng, tăng 30,25% so với 2018. Đến cuối tháng 12, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 131.500 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ, tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ.
Lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành kinh tế ước khoảng 581,4 ngàn người, tăng 4,76% so với 2018. Năng suất lao động tăng đều qua các năm, năm 2019 đạt 187,7 triệu đồng/lao động, thu nhập bình quân của lao động hưởng lương ước đạt 7,52 triệu/người/tháng, tăng 44,6% so với năm trước.
Tỉ lệ tăng dân số cơ học 1,3%, tỉ lệ tăng dân số bình quân là 1,3%.... Một con số rất lớn
Ỏ thị Trường phía Nam thành phố hôm nay mình xin gửi đến các bạn về Dự Án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, Nam Hòa xuân, Nam cầu nguyễn tri Phương và Nam cẩm Lệ thuộc Quận Cẩm Lệ
1. – Lịch sử hình thành và biến động giá (mang tính chất tham khảo vì k thể nhớ chính xác tuyệt đối)
- Khu đô thị sinh thái Hòa xuân và khu đô thị Nam Hòa Xuân được quy hoạch tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Gần Ngũ Hành Sơn và tọa lạc tại ngã ba sông Hàn , sông Cẩm Lệ và sông Cổ Cò với ba mặt giáp sông có tổng diện tích toàn khu 450 ha KHĐT Nam Hòa xuân có diện tích 508ha chủ đầu tư là tập đoàn Sun Group. Giá bán thời điểm 2016 mở bán tầm 500tr đến 800tr tùy đường và vị trí… Thời điểm bán người mua chủ yếu là Hà Nội. Đến Năm đầu năm 2017 giá bán khu vực này rơi vào khoảng giá 1ty đến 1ty3, vào tầm tháng 7 âm lịch khu vuecj này bị down giá. Đến cuối năm 2017 đầu 2018 giá tăng lên 1ty8 đến 2ty1. Giữa năm 2018 giá lại down về 1ty5 đến 1ty8. Cuối năm 2018 giá tăng chóng mặt lên 2ty3 đến 2ty9. Tháng 3 tháng 4 năm 2019 là sự bùng nổ về giá. Mặt bằng giá dc đẩy lên cực cao đến trên 4ty đến 6ty cho khu vực Đảo VIP. Lượng giao dịch ở đây rất lớn, một môi giới mỗi tháng giao dịch hơn 10 lô đất là bình thường… sau tháng 4 năm 2019 giá bds khu vực này rớt dần. Vào tháng 6 năm 2019 giá BĐS ở đây mất tầm 10 đến 15% và duy trì ở đó cho đến tháng 10 năm 2019 giá bắt đầu tiếp tục down nhẹ vài % mỗi tháng cho đến tháng 4 năm 2020 giá đã rơi mất tầm 30%... và thị trường có tín hiệu hồi phục vào cuối tháng 4 đầu tháng năm 2020, giá cả khu vực đến thời điểm tháng 6 2020 thị trường hồi phục dc khoảng 20%. Theo tìm hiểu của mình thì tại đây hầu hết là mua ở và rất hiếm người đầu tư, tỉ lệ lấp dân ở khu vực này đã rơi vào khoảng hơn 40%. Riêng KĐT NHX tỉ lệ lấp dân khoảng 15 % và tháng 6 2020 Sun Group đang tiếp tục mở bán khoảng 4 Block phía cuối dự án vs chiết khấu hiện tại cho khách hàng 8%, tỉ lệ hấp thụ của thị trường khá chậm.
- Đến tháng 7. Tháng 8 năm 2020 Đà Nẵng bùng dịch lần 2. Khiến thị trường dần đi vào trầm lắng giá BĐS lại bắt đầu giảm nhẹ khoảng 200 300/lô nhưng quan trọng là thanh khoản cực kém, theo ghi nhận của mình trong tháng 7 tháng 8 năm 2020 toàn khu vực naỳ có 45 gd ở NHX và 63 giao dịch ở Hoà Xuân
- Đến tháng 10 sau dịch Đà Nẵng bắt đầu vào mùa mưa bão và lũ lụt ở các tỉnh miền trung gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của thị trường. Lúc này giao dịch tuy sôi động nhưng giá k tăng nhiều. Đến đầu năm 2021 giá bắt đầu tăng mạnh thêm 10% và số giao dịch lên đến 400 500lô/tháng. Hiện tại khi mình viết bài này giá sàn của khu NHX đã đạt mốc 2ty8/lô tăng khoảng 600tr/lô so với tháng 4 năm 2020 (2ty1 2ty2/lô) và số giao dịch rất lớn. Theo một số thông tin Vũ nắm dc thì tầm giữa năm nay Sun tiếp tục mở bán thêm ở Nam Hoà Xuân và Hoà xuân mở rộng với giá tầm 2ty9 đến 3ty5/lô nê thị trường vẫn rất sôi động
- Điều quan trọng khiến dự án này siêu thành công về tỉ lệ hấp thụ vì thời điểm mở bán giá quá rẻ, chủ đầu tư có nguồn lực tài chính và chính trị rất mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng hoàn thiện rất nhanh và chất lượng các công trình rất tốt, Chủ đầu tư ra sổ đỏ rất nhanh cho khách hàng, thậm chí ra sổ đỏ còn sớm hơn hợp đồng 3 tháng…. Ngoài ra còn có sự hình thành nhanh của 5 cây cầu trọng điểm là cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Hòa Xuân, Cầu Khuê Đông, cầu Trugn Lương và cầu Minh Mạng. Điều này khiến kết nối giao thông rất thuận tiện
- Điểm Yếu: Các tiện ích công cộng như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại v.v…. vẫn còn nằm trên giấy đến hiện tại chưa triển khai. Các hệ thống tài chính và hành chính tại khu vực này vẫn chưa hình thành, thâm chí tìm 1 cây ATM còn khó khăn.
- “Cò đất” đông đảo, vào thời điểm đỉnh cao năm 2019 lực lượng môi giới ở đây lên đến 5000 người, xuất hiện hàng loạt các vấn đề về Kê giá, loạn giá, ăn chặn, hăm dọa khách hàng, đấm nhau giành khách, nói chung là bát nháo. Các đàn “cá mập” nhiều, hiện tượng thổi giá diễn ra như cơm bữa, thậm chí cá mập còn làm giả văn bản xây dựng cầu BÙI TÁ HÁN để thổi giá đảo 1 lên cực cao. Chỉ sau 1 đêm lô đất Vũ bán ra dc đẩy giá lên thêm 500tr và sau 1 tuần lô đất có lên thêm 1ty. Bẻ cọc, bỏ cọc nhan nhản trên thị trường, người đầu tư không chuyên hoặc làm việc với 1 môi giới k đủ TẦM sẽ bị “ngộp” và “mắc cạn” ngay lập tức. Từng có lời đồn thổi là vào năm 2019 thì “hơn 50% giao dịch tại Hòa xuân là có vay”. Tuy nhiện hiện tại tỉ lệ vay là rất thấp và tiền thật cùng với nhu cầu an sinh tại đây là rất lớn
- Vũ cho rằng Hoà Xuân vẫn là cái nôi của BĐS Đà nẵng vì nếu ĐN sốt BĐS thì Hoà xuân và Nam Hoà xuân luôn là kẻ dẫn đầu sau đó mới lan dần ra các cùng chung quanh. Đầu tư BĐS tại HX có 1 điểm yếu chết người là sự hỗn loạn của thị trường. Tuy nhiên tai đây có 1 điểm mạnh mà k khu vực nào tại ĐN có được là tính thanh khoản cực cao, NĐT có thể ra hàng bất cứ lúc nào nếu cần tiền, chỉ cần bán rẻ hơn thị trường vài chục đến 100tr là có người hốt ngay
- Hình như bài viết dài rồi. hẹn gặp lại các bạn sau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét